Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Thiết Kế Tiết Diện Cột Nhà Công Nghiệp - Kỹ Sư Kết Cấu

Thiết Kế Tiết Diện Cột Nhà Công Nghiệp

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.

Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Thiết kế tiết diện cột nhà công nghiệp " để bạn có thể nắm được phương pháp thiết kế tiết diện cột này.

Nào chúng ta bắt đầu thôi!​

1. Xác định nội lực tính toán của cột

  • Nội lực tính toán của cột ( hoặc của phần cột) được lấy từ kết quả giải nội lực khung và bảng tổ hợp nội lực cột. Trị số M, N, Q trong bảng tổ hợp nội lực là các giá trị nội lực ở một số tiết diện đặc trưng do các trường hợp tải trọng bất lợi gây ra. Để chọn tiết diện mỗi phần cột, cần phải tìm các cặp nội lực nguy hiểm nhất tương ứng với từng phần (đoạn) cột.
  • Với đoạn cột có tiết diện đối xứng thì cặp nội lực nguy hiểm nhất là tổ hợp mômen uốn với trị số tuyệt đối lớn nhất (dấu âm hoặc dấu dương) và lực dọc tương ứng. Khi đó lực dọc lớn nhất trong mỗi nhánh biên là:
  • ​Với đoạn cột có tiết diện không đối xứng (cột dưới đặc hoặc rỗng) sẽ có hai cặp nội lực nguy hiểm (mỗi cặp cho một nhánh). Để tìm nội lực nguy hiểm này, cần tính gần đúng lực dọc trong từng nhánh theo công thức:
  • Trong đó Nnh, Nnh.p, Nnh.t – lực dọc nguy hiểm trong mỗi nhánh (với mỗi cột có tiết diện đối xứng),trong nhánh phải, nhánh trái (với cột có tiết diện không đối xứng); M-, M – cặp nội lực có mômen âm lớn nhất và lực dọc tương ứng; M+, N – cặp nội lực có mômen dương lớn nhất và lực dọc tương ứng; ho – khoảng cách trọng tâm của hai nhánh. Trong các phép tính sơ bộ, gần đúng lấy ho bằng chiều cao tiết diện cột h.
  • Trong các công thức trên, không lấy dấu bản thân của M và N. Cặp nào cho Nnh lớn sẽ là cặp dùng để tính toán tiết diện cột.
  • Cần lưu ý rằng lực nén N trên đây được lấy từ bảng tổ hợp nội lực theo các giá trị M+(max) và M-(max); giá trị N này chưa kể đến trọng lượng bản thân của cột (hoặc của đoạn cột). Vì vậy khi chọn tiết diện mỗi phần cột cần kể thêm trọng lượng bản thân của cột (hoặc đoạn cột) . Gc coi như một lực tập trung đặt tại trọng tâm tiết diện đỉnh của mỗi đoạn cột.
  • Trong đó gc – trọng lượng mỗi mét dài cột (hoặc đoạn cột),
  • Ở đây ∑N – lực nén lớn nhất trong mỗi đoạn cột khi chưa kể đến trọng lượng bản thân Gc ( ∑N chính là giá trị N lấy trong bảng tổ hợp nội lực); K- hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen làm tăng tiết diện cột; lấy bằng (0,25÷ 0,3) đối với cột trên; bằng (0,4 ÷ 0,5) đối với cột dưới; R – cường độ tính toán của vật liệu thép làm cột; ψ - hệ số cấu tạo, trọng lượng các chi tiết làm tăng tiết diện cột, lấy bảng (1,4 ÷ 1,8); γ – trọng lượng riêng của thép bằng 7850daN/m3; hc – chiều dài đoạn cột (hoặc chiều dài phần cột).

2. Thiết kế tiết diện cột trên

  • A – Hình dạng và các yêu cầu cấu tạo tiết diện
  • Tiết diện cột trên có dạng chữ H, đối xứng theo cả hai phương. Hình dạng này đơn giản cho chế tạo , dễ phù hợp với các yêu cầu kiến trúc và thuận tiện trong việc liên kết với các kết cấu khác. Trường hợp cột có chiều cao nhỏ, lực nén nhỏ nên chọn thép hình cán dạng chữ I. Trong khá nhiều trường hợp, tiết diện cột trên thường được cấu tạo từ ba bản thép; giải pháp này, thuận tiện cho việc tạo ra một tiết diện có ổn định đều theo cả hai phương bởi vì có thể điều chỉnh bề dày các bản thép và bề rộng bản cánh theo tỷ lệ mong muốn.
  • Chiều cao tiết diện h chính là bt đã chọn trước như trong chương 1.
  • Chiều dày bản bụng δnên chọn vào khoảng (1/70 + 1/100)h. Để đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ của bản bụng (không cần đặt các sườn ngang gia cố bản bụng) và thỏa mãn các yêu cầu chống gỉ không nên chọn quá nhỏ. Với cột phải đỡ dàn đỡ kèo, không nên chọn nhỏ δb hơn 8mm; với cột không phải đỡ dàn đỡ kèo không nên chọn δb nhỏ hơn 6mm.
  • Chiều rộng bản cánh bc chọn trước theo điều kiện bảo đảm ổn định ngoài mặt phẳng khung. Nên chọn:
  • Và chọn sao cho độ mảnh ngoài mặt phẳng khung của cột vào khoảng 940÷60).
  • Chiều dày bản cánh δb chọn theo điều kiện ổn định cục bộ của bản cánh, sao cho tỉ số chiều dài tự do của bản cánh bo = (bc - δb)/2 và chiều dày δb không vượt quá giá trị giới hạn [bob] ghi ở bảng 3.3.
  • B – Chọn tiết diện
  • Trước hết cần sơ bộ định ra kích thước tiết diện theo phương pháp sau:
  • Từ kết quả của phần tính khung, đã có cặp nội lực nguy hiểm nhất cho đoạn cột ( M, N), tính độ lệch tâm e = M/N.
  • Căn cứ vào hình dáng tiết diện đã chọn trước và đặc điểm tác dụng của tải trọng; dựa vào hướng dẫn ở bảng II.4 phụ lục II, sơ bộ giả thiết số ảnh hưởng hình dạng tiết diện η. Trường hợp cột trên có dạng tiết diện chữ H và mặt phẳng tác dụng mômen trùng với mặt phẳng bụng cột, giả thiết η= 1,25.
  • Diện tích yêu cầu của tiết diện sơ bộ tính theo công thức gần đúng.

trong đó h – chiều cao tiết diện, γ - hệ số điều kiện làm việc của cột.

  • Dựa vào các quy định về cấu tạo, ấn định ra các kích thước bc, δc ,hb , δb  và diện tích tiết diện A. Diện tích A có thể sai khác chút ít so với Ayc vừa tính trên.
  • C – Kiểm tra tiết diện đã chọn
  • Cột trên làm việc chịu nén lệch tâm (nén - uốn), tiết diện cột cần thỏa mãn các điều kiện về bền, về ổn định tổng thể và ổn định cục bộ. Để kiểm tra, phải tính chính xác các đại lượng sau theo tiết diện vừa chọn:
  • Các đặc trưng hình học của tiết diện cột:
  • Độ mảnh và độ mảnh quy ước của cột:
  • Độ lệch tâm tương đối m và độ lệch tính đổi m1:
  • m = eAng/Wx’, với Ang là diện tích tiết diện nguyên. Từ m và λ‾, theo hướng dẫn ở bảng II.4 phụ lục II tính được hệ số ảnh hưởng hình dạng tiết diện η

    Tính m1 = ηm.

  • Kiểm tra về bền, chỉ tiến hành khi tiết diện có giảm yếu nhiều (khi cột có lối đi xuyên qua bụng) hoặc khi m1 > 20, theo công thức:
  • Trong đó N, Mx - trị số lực dọc và mômen uốn tính toán; y - khoảng cách từ trục x đến thớ kiểm tra (chính là đến mép tiết diện), y = h/2 với tiết diện đối xứng; Ath, Jxth - diện tích tiết diện thu hẹp và mômen quán tính của tiết diện thu hẹp đối với trục trọng tâm x-x.

  • Kiểm tra độ ổn định tổng thể của cột:
  • Khi m1<20, cột bị phá hoại về ổn định. Khả năng ổn định của cột nén lệch tâm (nén- uốn) không chỉ phụ thuộc vào độ mảnh mà còn chịu ảnh hưởng của hình dạng tiết diện và của mômen uốn ở một hoặc cả hai mặt phẳng chứa hai trục chính của tiết diện cột.

    Ổn định trong mặt phẳng khung của cột được kiểm tra theo công thức:​

    Trong đó φlt- hệ số uốn dọc của cấu kiện đặc chịu nén lệch tâm, tra bảng II.2 phụ lục II, phụ thuộc vào độ lệch tâm tính đổi m1 và độ mảnh quy ước ¯λvừa tính ở trên; Ang- diện tích tiết diện nguyên của cột.

    Để kiểm tra ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng khung của cột, cần tính trị số mômen ¯M là giá trị lớn nhất trong hai giá trị mômen ở 1/3 đoạn cột (h3.3)

    ​Trong đó M1, M2 - mômen lớn nhất ở một đầu và mômen tương ứng ở đầu kia của đoạn cột, lấy với cùng một tổ hợp tải trọng và giữ đúng dấu của nó. Một trong hai trị số M1, M2 được lấy trong bảng tổ hợp nội lực, trị số kia được tính ra theo số thứ tự tải trọng đã lấy để có được trị số thứ nhất. Giá trị mômen quy ước M’ dùng để kiểm tra ổn định ngoài mặt phẳng là giá trị lớn nhất trong ba trị số.

    Ổn định tổng thể ở ngoài mặt phẳng khung của cột (tính toán theo trục y-y) được kiểm tra theo công thức:

    Trong đó φy- hệ số uốn dọc đối với trục y-y của tiết diện cột, tra bảng II.1 phụ lục II, phụ thuộc vào độ mảnh ; C- hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen, tra bảng II.1 phụ lục II, phụ thuộc vào độ mảnh λy = ly/ry; C - hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen uốn (Mx) và hình dạng tiết diện đối với ổn định của cột theo phương vuông góc với mặt phẳng uốn (phương ngoài mặt phẳng khung). Hệ số C được xác định như sau:

    Tính độ lệch tâm tương đối mx theo M’​

    φd - hệ số ổn định tổng thể của dầm khi cánh nén có từ hai điểm cố kết trở lên; φd lấy theo tiêu chuẩn thiết kế trong các sổ tay thiết kế (cho dầm).

    Khi kiểm tra theo điều kiện cường độ, điều kiện ổn định trong và ngoài mặt phẳng khung của cột mà các giá trị ứng suất, khác nhau so với thì phải điều chỉnh lại tiết diện, nhưng không được thay đổi chiều cao tiết diện h, và phải bảm đảm điều kiện ổn định cục bộ của bản cách, bản bụng cột. Sau khi điều chỉnh công việc tính toán lặp lại từ đầu phần c) theo trình tự đã nêu ở trên.​

  • Kiểm tra ổn định cục bộ
  • Ổn định cục bộ của bản cách cột phải được thỏa mãn ngay từ khi cấu tạo tiết diện ban đầu. Nghĩa là cần khống chế sao cho tỉ số chiều dài tự do của bản cánh bo và chiều dày bản cánh δkhông vượt quá giá trị cho ở bảng 3.3.

    Ổn định cục bộ của bản bụng cột chịu nén lệch tâm không phụ thuộc vào độ mảnh của cột,vật liệu cột, hình dáng tiết diện cột như cột nén đúng tâm mà còn phụ thuộc vào độ lệch tâm tương đối m và hệ số đặc trưng phân bố ứng suất pháp trên bản bụng.​

y- khoảng cách từ trục trọng tâm x-x đến thớ mép chịu nén nhiều của bản bụng;

y1- khoảng cách từ trục trọng tâm x-x đến thớ mép chịu nén ít (hoặc kéo) của bản bụng.

Việc kiểm tra ổn định cục bộ của bản bụng cột tiến hành bằng cách tính tỉ số hb/​δb thực tế và kiểm tra theo điều kiện: 

​Tỉ số [hb/​δ13] được xác định theo các trường hợp sau:

- Trường hợp cột có khả năng chịu lực được xác định theo điều kiện ổn định tổng thể trong mặt phẳng khung thì tỉ số giới hạn [hb/​δb]​ được xác định theo bảng 3.4 phụ thuộc vào m và độ mảnh ¯λ.

Khi 0,3 <m < 1 thì [hb/​δb]​ được nội suy tuyến tính qua các giá trị m =0,3 và m=1.

- Trường hợp cột có khả năng chịu lực được quyết định do điều kiện hoặc điều kiện ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng khung thì tỉ số [hb/​δb]​ được xác định theo α​:​

Q- lực cắt trên tiết diện; σ- ứng suất thớ mép chịu nén nhiều bản bụng.

​Với 0,5 <α <1, xác định [hb/​δb]​ bằng cách nội suy tuyến tính các giá trị tính được khi α= 0,5 và α= 1.

- Trường hợp cột có khả năng chịu lực được giải quyết bởi điều kiện bền về cường độ và có N/(AthR) ≤ 0,1 thì ổn định cục bộ của cột phải đảm bảo như đối với dầm.

Nếu điều kiện ổn định thì cục bộ của bản bụng không thỏa mãn thì phải gia cường bản bụng bằng cách đặt thêm vào các đôi sườn dọc hoặc tăng chiều dày bản bụng. Khi tiến hành đặt đôi sườn dọc, cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế để quy đổi tiết diện cùng tham gia chịu lực giữa bụng cột, cánh cột và các sườn dọc. Việc gia cường này phức tạp, tốn công chế tạo, vì vậy đối với cột trên nhà công nghiệp thì cách tốt nhất là tăng chiều dày bụng cột δb và nên giảm bớt tiết diện cánh để tránh lãng phí vật liệu.

3. Thiết kế tiết diện cột dưới đặc

  • A - Dạng tiết diện
  • Với các cột biên của nhà công nghiệp một tầng, cột dưới đặc có tiết diện dạng chữ H không đối xứng. Hình dáng này là do hai cặp nội lực có mômen trái dấu dùng để tính cột, dưới (M1, N1 và M2, N2) có trị số khác nhau nhiều. Đồng thời với hình dáng này thì liên kết dầm cầu trục với nhánh trong của cột sẽ được thực hiện dễ dàng.
  • Nhánh mái (phía ngoài) dùng thép bản, có tỉ lệ chiều rộng và chiều dày lấy theo bảng 3.3. Nhánh cầu trục (nhánh trong) dùng thép cán hình chữ I. Bụng cột dùng thép bản có chiều dày bằng ( 1/80 ÷ 1/250 )bd nhưng không nhỏ hơn 8mm.
  • Với các cột giữa, cột dưới đặc thường có dạng đối xứng. Mỗi nhánh của nó tương tự như nhánh trong của cột hàng biên. Bụng cột có thể dùng thép bản (như ở cột biên) hoặc dùng một thép I hình khác (khi chiều cao tiết diện nhỏ). Điều kiện cấu tạo của nhánh và bụng tương tự như ở nhánh trong và bản bụng cột biên.
  • Chiều cao h của tiết diện cột chính là hd đã chọn trước đây. Chiều rộng b của tiết diện cột (chính là chiều cao của thép I) chọn bằng (1/20 ÷ 1/30)hd hoặc bằng (0,3 ÷ 0,5)h. Diện tích tiết diện của các nhánh thường xấp xỉ hoặc bằng nhau.
  • B - Diện tích tiết diện
  • Có thể tính sơ bộ diện tích yêu cầu của tiết diện cột dưới đặc tương tự như đã tính với cột trên, có chú ý đến tính không đối xứng của tiết diện cột biên. Sử dụng công thức:
  • Phân phối Ayc vừa tính được theo tỷ lệ tương đối Abụng = (0,2 ÷ 0,3) Ayc;
  • Anhmái = Anhct = (0,3 ÷ 0,4) Ayc

    và theo các quy định về cấu tạo để chọn ra tiết diện từng bộ phận và cấu tạo nên tiết diện cột Ang:

    Anguyên = Abụng + Anhmái + Anhct​                  (3.22)

  • C - Kiểm tra tiết diện
  • Sau khi cấu tạo tiết diện, xác định trọng tâm và tính các đại lượng Jx, Jy, Wxtrái, Wxphải, rx, ry ,¯λx ,¯λy tương tự như đã làm ở cột trên
  • Cấu tạo tiết diện cột dưới đặc xem hình 3.5.

  • Kiểm tra ổn định tổng thể của cột theo cả hai phương trong và ngoài mặt phẳng khung.

Trong đó Ang- diện tích làm việc của tiết diện cột, φy  - hệ số uốn dọc chịu nén đúng tâm của cột, tra theo λy = ly/ry - bảng II.1, phụ lục II; C- hệ số ảnh hưởng của mômen uốn trong mặt phẳng khung đến sự làm việc của cột theo phương ngoài mặt phẳng khung. Xác định C tương tự như  ở cột trên; φlt tra bảng II.2 ,phụ lục II,theo độ mảnh quy ước ¯λx= λx√(R/E) và độ lệch tính đổi m1= ηe/ρ, ở đây η- xác định theo bảng II.4 ,phụ lục II; e= M/N;ρ = Wx/A với Wx tính với thớ chịu nén nhiều nhất.

  • Ổn định cục bộ của bản cánh và bản bụng cột được kiểm tra tương tự như ở cột trên.
  • Khi bản bụng cột dưới không ổn định ,cần tăng diện tích một hoặc cả hai nhánh (cánh) cột và kiểm tra lại tiết diện mới của cột theo công thức:

trong đó A' - diện tích làm việc của cột, bao gồm hai nhánh và phần bản bụng sát với hai nhánh, mỗi bên rộng :

Phần bản bụng ở giữa coi như đã mất ổn định ,không làm việc. Khi hbb >2,2 √(E/R), phải gia cường bản bụng bằng các đôi sườn ngang, khoảng cách đôi sườn ngang này bằng (2,5 ÷ 3) hb

4. Thiết kế tiết diện cột dưới rỗng

  • A- Hình dạng và các yêu cầu cấu tạo tiết diện
  • Cột dưới rỗng thường được dùng khi cột có chiều cao lớn hoặc khi cần thiết phải mở rộng tiết diện cho phù hợp với kích thước của cầu chạy.
  • Cột dưới nhà công nghiệp một tầng, một nhịp hoặc cột biên của nhà công nghiệp một tầng nhiều nhịp có tiết diện không đối xứng, bao gồm hai nhánh: nhánh ngoài (nhánh mái) và nhánh trong (nhánh cầu trục). Nhánh ngoài dùng thép cán hình [ hoặc dùng tổ hợp của một thép bản và hai thép góc. Nhánh trong dùng thép cán hình I hoặc dùng tiết diện tổ hợp từ ba thép bản. Dùng tiết diện là thép hình đơn giản cho chế tạo nhưng khó điều chỉnh kích thước để có được tiết diện có ổn định đều theo hai phương (trong và ngoài mặt phẳng khung).
  • Tiết diện cột dưới rỗng của cột giữa nhà một tầng nhiều nhịp thường đối xứng. Cấu tạo của từng nhánh riêng biệt tương tự như cấu tạo nhánh cầu trục của cột biên (h.3.7).
  • Chiều cao tiết diện h chính là bd đã chọn trước (chương 1). Chiều cao thép hình [ , I (chiều rộng b của tiết diện cột) nên chọn vào khoảng (1/20 ~ 1/30) hd.
  • Do cột dưới có lực cắt lớn nên thường dùng hệ bụng dạng thanh giằng. Các thanh giằng thường là một thép góc bố trí theo hệ tam giác có hoặc không có thanh ngang.
  • Trục các thanh giằng hội tụ ở trục nhánh cầu chạy và ở trục hoặc ở mép ngoài (sống thép hình) của nhánh mái. Điểm hội tụ của các thanh giằng trên thanh nhánh gọi là mắt giằng. Khoảng cách các mắt giằng chọn trước, sao cho góc nghiêng α giữa trục thanh giằng xiên và trục nhánh bằng 30 đến 60º. Để dễ gia công chế tạo ,nên chọn α vào khoảng 40º; 45º; 50º.
  • B – Chọn tiết diện (h.38)
  • Khi chịu uốn quang trục rỗng x-x, cột rỗng làm việc như một dàn hai cánh song song. Việc chọn tiết diện xuất phát từ điều kiện bền của từng nhánh riêng rẽ. Mômen uốn Mx, và lực dọc N của cột gây ra nội lực dọc Nnh trong các nhánh cột. Xác định Nnh cho từng nhánh riêng rẽ theo trình tự sau:
  • Căn cứ vào cặp nội lực nguy hiểm nhất đã chọn trong bảng tổ hợp lực, ta có cặp nội lực nguy hiểm chi nhánh 1 (nhánh cầu trục) là M1, N1; và cho nhánh 2 ( nhánh mái) là M2, N2.
  • Giả thiết rằng diện tích nhánh tỷ lệ với lực dọc của nhánh Nnh, thành lập được phương trình xác định vị trí trọng tâm tiết diện.
  • Ban đầu giả thiết C ≈ h ,thay vào phương trình trên và giải tìm được y1 là khoảng cách từ nhánh 1 đến trục trọng tâm toàn tiết diện .Khoảng cách từ trục trọng tâm toàn tiết diện đến trục nhánh 2 là: y2 = C - y1 ≈ h - y1.
  • Giả thiết hệ số ổn định φ = 0,7 ∼ 0,9 ,tính được tiết diện yêu cầu cho từng nhánh riêng rẽ,
  • Trong đó R- cường độ tính toán của vật liệu thép,(daN/cm²)

  • Theo các yêu cầu hướng dẫn về cấu tạo tiết diện ,bố trí tiết diện các nhánh cột và tiết diện cột rồi tính chính xác lại diện tích thực vừa bố trí Anh1, Anh2. Các diện tích này có thể sai khác chút ít so với Aycnh1, Aycnh2 vừa tính trên đây.
  • Xác định vị trí trọng tâm của từng nhánh. Với nhánh a (nhánh cầu trục) là nhánh đối xứng nên trục x1-x1 đi qua trọng tâm cũng chính là trục bản bụng của nhánh. Với nhánh 2 (nhánh mái) cần phải xác định lại vị trí trục trọng tâm x2-x2 theo tiết diện vừa chọn bằng các phương pháp của sức bền vật liệu.Từ đó ,tính được khoảng cách zο từ mép ngoài nhánh mái đến trục x2-x2 suy ra.
  • Trong trường hợp tiết diện nhánh mái chọn dạng thép cán [ thì zo được tra bảng theo số hiệu của thép cán hình [ vừa chọn.
  • Xác định các đặt trưng hình học Jx1, rx1 của nhánh 1 đối với trục bản thân x1-x1 và Jx2, rx2 của nhánh 2 đối với trục bản thân x2- x2.
  • Khoảng cách từ trục trọng tâm tiết diện (x-x) đến trục các nhánh:
  • Với A = Anh1 + Anh2) là diện tích tiết diện toàn cột.

    Mômen quán tính của toàn tiết diện đối với trục trọng tâm (x-x) là:

  • Xác định hệ thanh bụng. Chiều dài thanh giằng xiên S xác định theo cách hội tụ của thanh xiên:
  • Trong đó a- khoảng cách các mắt giằng trên thanh cánh; α- góc giữa trục thanh xiên và thanh cánh đứng. Chọn thanh xiên là một thép góc có số hiệu từ L50 x 5 đến L80 x 8 (với các nhà công nghiệp thông thường). Tra bảng sổ tay thép góc để có được diện tích tiết diện thanh xiên Atx và bán kính quán tính nhỏ nhất của tiết diện rmintx'.

    Độ mảnh của thanh xiên λmaxtx = S/rmintx'

    Tra bảng II.1 ,phụ lục II được φmintx'

  • Ứng suất trong thanh giằng xiên do lực cắt thực tế (ở tiết diện I-I chân cột) gây ra được kiểm tra theo công thức:
  • Trong đó Ntx- nội lực dọc trong thanh giảng xiên do lực cắt Q trên tiết diện gây ra,

    γ- hệ số điều kiện làm việc của thanh xiên, kể đến sự lệch tâm giữa thanh và trục liên kết khi tiết diện thép góc L chỉ liên kết ở một  bên cánh, γ= 0,75

  • Độ mảnh tính đổi của toàn cột theo trục ảo x-x xác định theo:
  • Trong đó: λx- độ mảnh ban đầu của toàn tiết diện cột lấy với trục x-x (theo chiều dài tính toán của  toàn cột dưới theo phương trong mặt phẳng khung: l1x và bán kính quán tính rx = √(J/A) ); k- hệ số phụ thuộc góc nghiêng của thang giằng xiên và trục nhánh, lấy theo bảng 3.5; [λ]- độ mảnh giới hạn,lấy theo bảng I.5,phụ lục I.

  • Tính lực cắt quy ước theo công thức:
  • Trong đó N- lực dọc lớn nhất trên toàn cột (giá trị lớn nhất trong hai giá trị N1 và N2); φ- hệ số uốn dọc, phụ thuộc λtd tra trong bảng II.1, phụ lục II.

    - Nếu Q ≤ Qthựctế  đã dùng để tính thanh bụng xiên thì không cần phải tính lại thanh xiên và λ của toàn cột.

    -Nếu Q  > Qthựctế thì phải tính lại thanh bụng xiên thì theo Q , đồng thời tính lại λ của toàn cột.

  • Thanh bụng ngang chịu lực rất bé nhưng lại cần thiết để làm giảm chiều dài tính toán cho các thanh nhánh. Vì vậy thường lấy theo cấu tạo: chọn tiết diện giống như tiết diện thanh bụng xiên.
  • C - Kiểm tra tiết diện cột
  • Trước khi kiểm tra tiết diện nhánh, cần tính lại chính xác lực nén tác dụng lên từng nhánh Nnh1, Nnh2 theo các số liệu y1,y2, C vừa tính được:
  • Không lấy dấu bản thân của N1, M1, N2, M2.
  • Độ mảnh riêng của từng nhánh đối với trục bắn thân của nhánh:
  • Trong đó lxnh1, lxnh2 - chiều dài tính toán của nhánh 1, nhánh 2 theo phương làm việc quay quanh trục x1-x1, x2-x2 (chính là khoảng cách a giữa các mắt giằng ); lynh1, lynh2- chiều dài tính toán của nhánh 1,nhánh 2 theo phương làm việc quay quanh trục y-y (chính là chiều dài tính toán theo phương ngoài mặt phẳng, ly của toàn cột); (rx1, ry1- bán kính quán tính, tương ứng với Jx1, Jy, Anh1 của riêng nhánh 1 với trục bản thân; rx2, ry2 - bán kính quán tính tương ứng với Jx2, Jy, Anh2 của riêng nhánh 2 với trục bản thân của nó.

  • Kiểm tra tiết diện từng nhánh riêng rẽ theo công thức:
  • Trong đó φ1, φ2- hệ số uốn dọc của thanh nén đúng tâm, tra bảng II.1,phụ lục II theo λ1max và λ2max

  • Kiểm tra ổn định toàn cột theo trục ảo (x-x), tiến hành lần lượt với từng cặp M1, N1 và M2, N2 theo phương pháp sau:
  • Trong đó y- khoảng cách từ trục trọng tâm x-x đến trục nhánh nén (gây bởi M1, N1) nhưng không bé hơn đến mép bản bụng của nhánh nén đó.

    Từ m và ¯λ (đã tính ở phần b), tra bảng II.3,phụ lục được φlt

  • ​Ổn định toàn thân cột rỗng được kiểm tra theo công thức:
  • Trong đó A- diện tích tiết diện toàn cột: A= Anh1 + Anh2

  • Cách làm tương tự đối với cặp M2, N2 và kiểm tra theo công thức:

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp ích được cho công việc của bạn

P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.​

About the author

Lương Trainer

Anh là Thạc Sỹ - Ksxd - Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato. Đồng thời Là nhà đào tạo có số lượng follow lớn nhất trong ngành xây dựng hiện nay, Với hơn 50.000 người Follow trên các kênh khác nhau. Cũng như sở hữu hàng chục website liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể ghé thăm anh ấy tại website http://luongtrainer.com/

Click here to add a comment

Leave a comment: