Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.
Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Thiết kế các chi tiết cột nhà công nghiệp" để bạn có thể nắm rõ cách thiết kế của các chi tiết cho cột này.
Nào chúng ta bắt đầu thôi!
1. Nối phần cột trên với phần cột dưới – vai cột
- A - Mối nối hai phần cột
- Phần trên và phần dưới cột có tiết diện khác nhau; tùy theo điều kiện chuyên chở, dựng lắp, mối nối này có thể tiến hành ở trong nhà máy hoặc ngoài công trường. Vị trí mối nối có thể bố trí ở cùng cao trình với vai cột hoặc cao hơn một chút để tiết diện nối có mômen nhỏ hơn.
- Cánh ngoài cột trên nối với cánh ngoài cột dưới bằng đường hàn đối đầu hoặc bằng bản phủ và các đường hàn góc.
- Cánh trong cột trên hàn vào bản thép “K” bằng đường hàn đối đối đầu hoặc bằng đường hàn góc trong liên kết ghép chồng. Trong trường hợp thứ nhất bản “K” chính là một phần của nhánh trong trên cột, còn trong trường hợp sau, bản “K” chính là bản ghép. Bản “K” xẻ rãnh, lồng vào bụng dầm vai và hàn với bụng dầm vai bằng bốn đường hàn góc (h3.13).
- Bụng cột liên kết với dầm vai thông qua sườn lót và các đường hàn góc.
- Khi dùng giải pháp nối ở cao hơn mặt dầm vai thì một phần bụng cột trên được hàn trước vào đỉnh cột dưới. Mối nối cánh ngoài, cánh trong và bản bụng được tiến hành trên cùng một tiết diện. Để tránh biến hình và ứng suất hàn nảy sinh trong quá trình thi công mối nối, các đường hàn nối cần tiến hành theo trình tự: mối nối hai phần bản bụng cột trên, các đoạn đường hàn góc nối cánh và bụng cột trên, cuối cùng là đường hàn đối đầu nối hai phần cánh ngoài, hai phần cánh trong.
- Nội lực dùng để tính mối nối là nội lực ở tiết diện ngay trên vai cột (tiết diện Ct, xem bảng 2-2). Khi tiến hành mối nối ở cao hơn vai cột, cách làm này là gần đúng ,thiên về an toàn.
- Mối nối cánh của hai phần cột được tính đủ truyền nội lực mà bản cánh của cột trên tại tiết diện Ct phải chịu.
- Việc tính toán tiến hành theo trình tự sau:
- Từ bảng tổ hợp nội lực cột, ở tiết diện Ct ta chọn ra hai cặp nội lực nguy hiểm nhất Mmax, Ntư và Mmin, Ntư (chính là M¯max, Ntư).
- Tính nội lực mà cánh ngoài và cánh trong phải chịu:
- Tính toán kiểm tra đường hàn đối đầu nối nhánh ngoài theo công thức:
- Tính toán ,kiểm tra đường hàn đối đầu nhánh trong cột trên với bản “K” theo công thức:

b’t = (bt –δc) là khoảng cách trục hai bản cánh của cột trên.


- Trường hợp cánh trong cột trên liên kết với bản “K” bằng hai đường hàn góc thì giả thiết chiều cao đường hàn hh rồi tính chiều dài đường hàn cần thiết cho một bên, ở một phía liên kết theo công thức:
- Trường hợp mối nối nhánh ngoài phải dùng bản ốp thì cách tính giống như khi nối cánh trong với bản “K” bằng đường hàn góc, nhưng cần thay lực tính toán là Sngoài.
- Chiều cao đường hàn ngang nối đầu hai phần bản bụng của cột trên; đường hàn góc nằm ngang nối bản “K” với cánh trong cột trên; đường hàn ngang liên kết bản bụng cột trên với sườn lót đều lấy theo cấu tạo bằng chiều dày của bản thép mỏng hơn trong các bản liên kết.
- Trong các công thức trên Rnh là cường độ chịu nén của đường hàn đối đầu; βhRgh là hệ số và cường độ đường hàn góc; βtRgt là hệ số và cường độ thép mép đường hàn góc, tra bảng I.1, phụ lục I; γ - hệ số điều kiện làm việc của liên kết.

- B – Cấu tạo và tính toán vai cột
- Ở vai cột, dầm cầu trục đặt lên đầu mút nhánh cầu trục của cột dưới thông qua bản đậy dày 20 ∼ 30mm. Sườn đầu dầm trục cần gọt nhẵn mặt dưới để truyền trực tiếp lực ép mặt xuống bản đậy này.
- Dầm vai đóng vai trò liên kết hai nhánh của cột dưới rỗng; liên kết hai đoạn cột có tiết diện khác nhau và làm chỗ tựa cho dầm cầu trục. Đồng thời, dầm vai cũng làm tăng độ cứng cho toàn cột. Tiết diện dầm vai bao gồm:
- Bản bụng thẳng đứng nối liền bản bụng nhánh mái với bản bụng nhánh cầu trục.Bản bụng dầm vai có thể kéo dài cho vượt quá bụng nhánh cầu trục đoạn 15 ÷ 20 cm. Khi đó bụng nhánh cầu trục phải xẻ rãnh để bụng dầm vai xuyên qua.
- Cánh trên dầm vai bao gồm hai bản thép: một là bản đậy trên mút nhánh cầu trục, và bản sườn lót giữa bụng cột trên với bụng dầm vai. Hai bản thép này nằm ngang và hai phía của bản “K”.
- Cánh dưới dầm vai là một bản thép nằm ngang lọt giữa hai nhánh cột dưới nối liền bản bụng của hai nhánh. Đây cũng chính là vách ngang chống xoắn của cột dưới.
- Dầm vai tính như một dầm đơn giản có hoặc không có mút thừa, nhịp bằng chiều cao tiết diện cột dưới (bd) ,chịu uốn bởi lực tập trung Strong truyền từ cánh trong cột trên.
- Ngoài ra liên kết dầm vai vào nhánh cầu trục còn phải đủ truyền lực (Dmax + Gdcc) đặt ở ngay trên gối tựa của dầm đơn giản này. Trình tự tính toán như sau:
- Chiều dày bản bụng dầm vai phải đủ chịu ép mặt do ( Dmax + Gdcc) truyền xuống từ sườn gối dầm cầu chạy.
- Chiều cao dầm vai phải đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

Trong đó bs – chiều rộng sườn gối dầm cầu chạy (20 ÷ 30 cm); δbđ – chiều dày bản đậy trên đầu mút nhánh cầu chạy nên chọn vào khoảng (20 ÷ 30) mm; (bs +2δbđ) – chiều rộng quy đổi để tuyền lực ép mặt; Rcm – cường độ tính toán về ép mặt của thép, tra bảng I.1, phụ lục I.
- Yêu cầu về cấu tạo: hdv ≥ 0,5bd; điều kiện này nhằm đảm bảo độ cứng ngàm giữa hai phần cột, để biến dạng của hai phần cột tại chỗ nối phải bằng nhau thỏa mãn với giả thiết ban đầu khi giải nội lực khung (đã coi vai cột có độ cứng trong mặt phẳng uốn của khung bằng vô cùng).
- Chiều cao bản bụng dầm vai hb phải đủ để bố trí các đường hàn liên kết: bốn đường hàn góc liên kết bản “K” với bụng dầm vai chịu lực Strong; các đường hàn góc liên kết bụng dầm vai với bụng nhánh cầu chạy chịu tác dụng của lực S1
- Tiết diện dầm vai phải thỏa mãn điều kiện chịu uốn. Mômen lớn nhất Mmax nằm ngay tại tiết diện bên dưới lực Strong. Vì vậy, phải kiểm tra điều kiện uốn của tiết diện ngay bên trái và bên phải lực Strong (vì kích thước tiết diện dầm vai dạng chữ I ở hai phía lực Strong có thể khác nhau do kích thước bản cánh trên khác nhau). Cần phải xác định các đại lượng đặc trưng của hai tiết diện 1-1, 2-2 (h3.14) :diện tích; trọng tâm tiết diện; mômen chống uốn thớ trên, thớ dưới… và kiểm tra điều kiện uốn theo công thức:

Trong đó B- phản lực gối tựa của dầm vai khi chịu uốn bởi lực Strong (xem hình vẽ 3.12); n- số lượng đường hàn liên kết bụng dầm vai với bụng nhánh cầu chạy (hai hoặc bốn đường); (βRg)min= min (βhRgh;βtRgt) tra bảng I.1 theo cường độ tính toán của đường hàn góc.


Trong đó Jx – mômen quán tính của tiết diện 1-1 (hoặc 2-2) đối với trục trọng tâm của nó; y- khoảng cách từ trục trọng tâm x-x đến mép trên, mép dưới của tiết diện kiểm tra; Qmax – lực cắt tính toán, Qmax = A (xem hình 3.12); Smax –giá trị lớn hơn trong hai giá trị mômen tĩnh của hai phần tiết diện bên trên hoặc bên dưới trục x-x, lấy đối với trục x-x; δdv- chiều dày bản bụng dầm vai.
- Đường hàn ngang liên kết cánh và bụng dầm vai tính toán theo điều kiện đủ chịu lực cắt Qmax. Các đường hàn ngang khác lấy theo cấu tạo.
- Có thể tính toán, kiểm tra điều kiện chịu uốn của dầm vai theo cách: quan niệm tiết diện chịu uốn của dầm vai là tiết diện chữ nhật của riêng bản bụng (δdv,hb) theo công thức:
- Với tính cách này, mọi đường hàn ngang đều lấy theo cấu tạo: đường hàn liên tục, chiều cao đường hàn bằng chiều dày của bản thép mỏng hơn trong các bản thép liên kết.
- Trường hợp cột dưới là cột đặc, cần phải kiểm tra chiều dày bản bụng cột dưới theo điều kiện ép mặt như đối với bản bụng dầm vai của cột rỗng.
- Khi điều kiện ép mặt thỏa mãn, cần cấu tạo các sườn mút đầu nhánh cầu chạy, sườn lót giữa hai bản bụng của 2 phần cột như đối với vai cột rỗng. Trong trường hợp ngược lạo ,cần thiết kế vai cột đặc như đã làm với vai cột rỗng: một phần bản bụng của cột dưới (theo giá trị tính toán hb) được thay bằng bản thép khác có chiều dày lớn hơn (theo tính toán bằng δdv). Bản thép mới thay thế bụng cột dưới có kích thước tiết diện δdv x hb gọi là bản bụng của dầm vai. Bụng cột dưới nối với bụng dầm vai thông qua đường hàn góc nằm ngang nối với bản cánh dưới dầm vai. Mọi chi tiết khác, tiến hành như đối với vai cột rỗng và không cần kiểm tra điều kiện chịu uốn của các dầm vai loại này.

Trong đó Wdv = δdv.hb 2/6 là mômen chống uốn của tiết diện chữ nhật bụng dầm vai.

2. Chân cột – liên kết cột với móng
- A – Cấu tạo chân cột
- Chân cột truyền tải trọng từ cột xuống móng. Cấu tạo chân cột cần đảm bảo để tải trọng được truyền đều, để cột làm việc đúng với sơ đồ tính và thuận tiện cho việc thi công lắp dựng.
- Cột nén lệch tâm dùng hai loại chân cột: chân cột đặc và chân cột có bản đế phân cách. Chân cột thông dụng bao gồm các bộ phận: bản đế, dầm đế và các sườn.
- Chân cột đặc dùng bản đế liền, thường được mở rộng theo phương mặt phẳng tác dụng mômen .Tùy theo tiết diện cột mà chân cột có thể có một hoặc hai dầm đế (h.3.16).Các dầm đế và các sườn phân phối đều tải trọng từ thân cột ra bản đế, đồng thời lại làm gối tựa cho bản đế chịu uốn bởi phản lực truyền từ móng lên và làm tăng độ cứng cho cột, dầm đế, và các sườn được hàn vào bản đế bằng các đường hàn góc nằm ngang. Với các cột chịu tải trọng lớn, đầu mút đáy thân cột, nơi tiếp xúc với bản đế, cần gọt nhẵn để tiếp xúc được xảy ra trên toàn tiết diện.
- Cột rỗng có khoảng cách các nhánh bé thường dùng chân cột giống như chân cột đặc (có bản đế và dầm đế chung cho cả hai nhánh cột). Khi khoảng cách các nhánh lớn, thường dùng chân cột phân cách (h.3.17). Chân cột phân cách có bản để riêng rẽ cho từng nhánh còn dầm đế thì có thể liền (nối cả hai nhánh cột) hoặc rời (mỗi nhánh có dầm đế riêng). Trong mỗi nhánh, các bản đế, dầm đế, các sườn ngăn cấu tạo tương tự như đối với chân cột đặc.
- Ngoài ra, chân cột còn có các sườn gối đỡ bu lông neo. Vị trí, cấu tạo, độ cứng của các sườn gối đỡ này cần đảm bảo để sự làm việc thực của cột phù hợp với sơ đồ tính.
- Do phải chứa quá nhiều đường hàn, chiều dày bản đế chọn không quá bé hơn 20mm và không nên dày quá 40mm (trường hợp chân cột có sườn) và quá 80mm (trường hợp chân cột chỉ có bản đế).
- B – Tính toán chân cột đặc
- Việc tính toán bao gồm: xác định các kích thước của bản đế, dầm đế, các sườn và liên kết chúng với nhau; liên kết giữa các chi tiết này với thân cột.
- Nội lực để tính chân cột là cặp nội lực nguy hiểm nhất ở tiết diện I-I, lấy trong bảng tổ hợp nội lực cột.
- Kích thước bản đế của chân cột đặc (hoặc chân cột rỗng bản đế liền) chịu nén lệch tâm được xác định từ điều kiện chịu ép cục bộ bê tông móng. Chiều rộng B của bản đế (cạnh vuông góc với mặt phẳng uốn ) thường được cấu tạo trước theo các kích thước của tiết diện cột:
- Chiều dài L của bản đế tính được theo giả thiết ứng suất lớn nhất tại mép bản đế đạt đến cường độ chịu ép cục bộ của bê tông móng, theo công thức:
- Sau khi xác định B, L theo các công thức trên, có được diện tích bản đế Abđ = B.L
- Tính ứng suất tại mép bản đế theo phương pháp mặt phẳng uốn:
- Thân cột, dầm đế và các sườn chia bản đế thành những ô bản có các điều kiện biên khác nhau (h.3.18). Ô 1 là bản côngxon; ô 2 là bản tựa trên hai cạnh kề nhau; ô 3 là bản tựa trên ba cạnh và ô 4 là bản tựa trên bốn cạnh. Mômen uốn lớn nhất của mỗi ô bản này ,tính cho dải rộng một đơn vị, được viết dưới dạng:

Trong đó: b – kích thước vuông góc với mặt phẳng uốn của tiết diện cột; δdđ – chiều dày dầm đế, ban đầu có thể lấy sơ bộ δdđ = 8 ÷ 10 mm, C1 – phần nhô ra của côngxon bản đế ,chọn vafonkhoangr 100 ÷ 120 mm.

Trong đó M, N – cặp nội lực dùng để tính chân cột; Rn – cường độ chịu nén tính toán của bê tông móng; mcb – hệ số tăng Rn khi chịu nén cục bộ.


Ở đây Am, Abđ -diện tích mặt móng và diện tích bản đế của chân cột. Ban đầu ,giả thiết mcb = 1,2 để tính.



Trong đó - σô ứng suất nén của bê tông móng bên dưới ô bản (tác dụng trở lại bản dưới dạng phản lực gây uốn ô bản); σô được suy ra từ giá trị σmax, σmin đã tính ở trên và lấy giá trị lớn nhất tương ứng với mỗi ô đó; d- nhịp tính toán của ô bản; α -hệ số phụ thuộc loại ô bản và tỉ số các cạnh ô. Tùy theo loại ô bản, giá trị d, α được lấy theo chỉ dẫn sau đây:
- Với ô 1 : d ≡ C1; α = ½ (bản côngxon);
- Với ô 4: d ≡ a1; α tra bảng 3.6 theo tỉ số b1/a1 (a1 là cạnh ngắn của ô bản).
- Với ô 3: d ≡ a2; α tra bảng 3.7 theo tỉ số b2/a2 (a2 là chiều dài cạnh biên tự do; b2 là chiều dài cạnh vuông góc với biên tự do). Khi (b2/a2) < 0,5 ,tính ô 3 như côngxon
d ≡ b2 và α= ½.
- Với ô 2: tính như ô 3 các với kích thước d2 là đường chéo tự do (nối hai giao điểm của cạnh tự do với cạnh được tựa); b2 là chiều dài đường cao hạ từ đỉnh đối diện xuống đường chéo tự do.

- Chiều dày bản đế δbd được tính với mômen lớn nhất Mmax trong số các mômen Mô của các ô bản đế, theo công thức:
- Để bản đế có δbd hợp lý, các giá trị Mô ở các ô cần xấp xỉ nhau. Vì vậy, việc chọn tương quan giữa B và L hoặc việc bố trí các sườn ngăn, dầm đế cần phải được lựa chọn cân nhắc ngay từ lúc cấu tạo chân cột.
- Các dầm đế, các sườn A,B tùy theo từng trường hợp cụ thể được tính như côngxon hoặc như dầm đơn giản ,chịu tải trọng phân bố đều:
- Chiều cao dầm đế xác định từ điều kiện tổng chiều dài các đường hàn góc liên kết dầm đế vào cánh cột phải đủ truyền lực Nnh. Khi xác định số lượng các đường hàn truyền lực Nnh này cần quan tâm đến khả năng thi công các đường hàn để đếm số đường hàn cho chính xác. (có những đường hàn, do khoảng cách các dầm, sườn bé, không gian quá hẹp, không thể hàn được).
- Chiều cao các sườn xác định từ điều kiện các đường hàn góc đủ truyền phản lực gối tựa của côngxon (hoặc của dầm đơn giản) theo quan niệm vừa nêu trên.
- Chiều dày dầm đế, chiều dày các sườn được kiểm tra theo điều kiện chịu uốn ở tiết diện nguy hiểm của côngxon hoặc của dầm đơn giản có chiều cao vừa được xác định.
- Đường hàn ngang liên kết thân cột với bản đế tính theo điều kiện: tổng diện tích đường hàn phải đủ truyền lực dọc mà cột phải chịu; phải chịu được tác dụng của lực cắt Q tại tiết diện chân cột (lấy ở tiết diện I-I trong bảng tổ hợp nội lực cột). Trường hợp đầu mút dưới của thân cột đã được phân nhẵn, lực dọc N đã được truyền hoàn toàn xuống bản đế dưới dạng ứng suất ép mặt thì các đường hàn này chỉ phải chịu tác dụng của lực cắt Q.
- Các đường hàn ngang liên kết dầm đế, sườn với bản đế chọn chiều cao như nhau và kiểm tra theo điều kiện:


Trong đó σ - ứng suất nén của bê tông bên dưới bản đế ,ngay phía dưới dầm, sườn đang khảo sát (lấy giá trị lớn nhất nếu dọc theo chiều dài dầm, sườn, ứng suất σ phân bố không đều); ads- chiều rộng truyền phản lực vào dầm đế hoặc vào sườn (xem hình 3.16).

- C – Tính toán các chân cột rỗng
- Cách tính toán chân cột rỗng có bản đế, dầm đế liền tương tự như đối với chân cột đặc.
- Với những cột rỗng chịu nén lệch tâm (nén-uốn) có chân cột riêng rẽ cho từng nhánh thì chân của mỗi nhánh được tính như chân cột nén đúng tâm. Lực tính toán chân ở mỗi nhánh là lực nén lớn nhất tại tiết diện chân cột I-I tính riêng cho từng nhánh: Nnh,max. Giá trị này có thể giống hoặc khác với Nnh đã dùng để chọn tiết diện nhánh trước đây, (vì nội lực để chọn tiết diện nhánh có thể không phải là nội lực ở tiết diện chân cột I-I).
- Việc tính toán tiến hành riêng rẽ cho từng nhánh. Diện tích bản đế yêu cầu ở một nhánh:
- Cấu tạo chiều rộng B của bản đế, dựa theo kích thước của tiết diện nhánh giống như đã tiến hành với chân cột đặc.
- Chọn chiều dài bản đế theo công thức:
- Ứng suất thực tế của bê tông móng bên dưới bản đế:
- Chiều dày bản đế,tiết diện dầm đế, tiết diện sườn và các liên kết tính tương tự như đối với chân cột đặc. Trong chân cột loại này, ứng suất uốn bên dưới bản đế là nh phân bố đều trên toàn bộ diện tích Abđnh (khác với chân cột nén lệch tâm, phân bố không đều giữa các ô và ngay trên cùng một ô bản).



- D – Liên kết chân cột với móng- Bulông neo
- Bulông neo luôn chôn sẵn trong móng là phương tiện liên kết chân cột với móng. Ở chân cột khớp, bulông neo được bắt trực tiếp vào bản đế. Ở chân cột ngàm bulông neo được bắt chặt với chân cột thông qua các sườn gối dỡ hoặc các dầm đế. Nhờ độ cứng uốn của các chi tiết dỡ rất lớn (chiều cao sườn dỡ hoặc các dầm đế) nên biến dạng xoay của chân cột với móng coi như bằng không đảm bảo được tính ngàm của cột với móng.
- Để lắp dựng dễ dàng,bulông neo không xuyên qua bản đế mà thường nằm ngoài bản đế. Các sườn ngang đỡ bulông có chiều dày bé nhất là 16mm, đường kính lỗ ở sườn ngang lớn hơn đường kính bulông 3mm. Các sườn ngang này được hàn chặt vào má của dầm đế hoặc của cánh cột bằng đường chân cột bằng đường hàn công trường chỉ khi đã định vị chính xác cột và vặn chặt các êcu bên trên.
- Mỗi bulông neo cần có ít nhất một long đen đệm và hai êcu. Chân cột khớp thường dùng hai bulông với đường kính mỗi bulông không nhỏ hơn 20mm. Chân cột ngàm thường dùng bốn bulông với đường kính không nhỏ hơn 24mm.
- Bulông neo tính vơi tổ hợp tải trọng gây kéo lớn nhất giữa đế cột và móng. Trong bảng tổ hợp nội lực cột đã thành lập trước đây, chưa có cặp nội lực có đặc điểm này. Vì vậy cần dựa vào bảng thống kê nội lực, ở tiết diện chân cột I-I, chọn ra tổ hợp có lực dọc N bé nhất và mômen M lớn nhất. Tải trọng thường xuyên, thường làm giảm lực kéo trong bulông neo nên khi tính bulông neo, hệ số vượt tải của tải trọng thường xuyên lấy bằng 0,9 (thực chất là giảm tải trọng giữ để tăng lực kéo cho bulông neo).
- Đối với chân cột đặc chịu nén lệch tâm, giả thiết rằng biến dạng dẻo phát triển trong bêtông móng vùng nén; biểu đồ ứng suất phân bố đều và đạt đến Rn (h.3.16c). Từ điều kiện cân bằng lực dọc, ta có tổng hợp lực kéo mà các bulông phải chịu là:
- Hệ số α được xác định từ điều kiện cân bằng mômen đối với trục bulông neo chịu kéo
- Đối với cột rỗng có chân cột riêng rẽ cho từng nhánh. Lực kéo trong bulông cũng là lực kéo lớn nhất của nhánh tại tiết diện chân cột.
- Trường hợp không tìm được một trong hai cặp trên, chứng tỏ nhánh không chịu nhổ. Khi đó bulông chọn theo điều kiện cấu tạo.
- Diện tích bulông neo cần thiết cho mỗi nhánh, xác định theo công thức:
- Quy cách bulông neo tra ở bảng IV.8, phụ lục IV.

Trong đó Rn –cường độ chịu nén tính toán của bê tông móng; B – chiều rộng bản đế chân cột; αZ – chiều dài vùng nén của bê tông móng, Z-khoảng cách từ bulông neo chịu kéo đến mép biên chịu nén của tiết diện.

Trong đó b- khoảng cách từ bulông chịu kéo đến lực nén N trên tiết diện.

Trong đó C –khoảng cách giữa hai trục của hai nhánh cột; y- khoảng cách từ trọng tâm tiết diện toàn cột đến trọng tâm nhánh đối diện nhánh cần tính; M, N –cặp nội lực ở tiết diện I-I của cột rỗng gây kéo nhiều nhất cho nhánh. Cần lưu ý rằng , với mỗi nhánh có một cặp M,N khác nhau:


Trong đó, no – số lượng bulông để truyền lực ∑Nbl (thường bố trí hai hoặc bốn cái ở hai bên, đối xứng với trục nhánh); Rneo –cường độ chịu kéo của bulông neo.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp ích được cho công việc của bạn
P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.