Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Làm Chủ Kiến Thức Về Tải Trọng Trong Tính Toán Kết Cấu - Kỹ Sư Kết Cấu

Làm Chủ Kiến Thức Về Tải Trọng Trong Tính Toán Kết Cấu

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây

Chúc mừng bạn tới với bài viết chia sẻ tiếp theo của tôi về ​chuyên đề " Tải trọng trong tính toán kết cấu"

Ở bài viết này, tôi sẽ lần lượt bóc trần toàn bộ các kiến thức liên quan tới tải trọng để bạn có thể nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng tính toán kết cấu​ của mình.

Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu đó là những kiến thức gì nhé.​

1. Tải trọng là gì? Được lấy theo tiêu chuẩn nào?


Vâng trước khi đi sâu vào tải trọng, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm tải trọng là gì và cách xác định tải trọng cho từng loại kết cấu sẽ được quy định tại văn bản pháp lý nào?

  • Định nghĩa tải trọng:
  • Tải trọng là các lực tác dụng lên kết cấu.
  • Tiêu chuẩn tải trọng và tác động:
  • TCVN 2737-1995 ( tiêu chuẩn về tải trọng và tác động áp dụng cho công trình dân dụng và công trình công nghiệp ).

2. Khi tính toán kết cấu ta có những loại tải trọng nào?


Trong quá trình tính toán kết cấu, bạn sẽ gặp rất nhiều khái niệm về tải trọng với những tên gọi khác nhau. Chính vì lý do đó, ở mục này tôi sẽ giúp bạn phân loại các tải trọng trong quá trình tính toán kết cấu để bạn hiểu được bản chất và tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán kết cấu.

  • Phân loại tải trọng dựa vào tính chất tác dụng:

Với cách phân loại này, ta sẽ có 3 loại tải trọng sau:

  • Tải trọng thường xuyên hay còn có tên gọi là TĨNH TẢI
  • Là tải trọng có lực tác dụng với phương và chiều không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng kết cấu. Như tải trọng bản thân của các loại kết cấu, các vách ngăn cố định,....
  • Để xác định tải trọng thường xuyên ta cần phải phân tích từng lớp cấu tạo cụ thể của bộ phận kết cấu đó, rồi lập ra bảng tính như dưới để xác định chính xác tĩnh tải cho từng loại kết cấu.
  • Tải trọng tạm thời hay còn có tên gọi là HOẠT TẢI
  • Là tải trọng có lực tác dụng với điểm đặt lực, phương và chiều tác dụng thay đổi trong quá trình sử dụng kết cấu.
  • Đó là tải trọng do người hoặc các đồ vật ở trên sàn nhà, tải trọng do gió, do các phương tiện giao thông,...
  • Để xác định tải trọng tạm thời ta cần phải dựa vào tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động để tra ra các số liệu thống kê, rồi lập ra bảng tính như dưới
  • Tải trọng đặc biệt
  • Là những tải trọng xảy ra trong trường hợp đặc biệt, ít khi xảy ra như động đất, cháy nổ, bom đạn,...
  • Phân loại tải trọng dựa vào thời hạn tác dụng:
  • Tải trọng tác dụng dài hạn gồm
  • Tải trọng thường xuyên
  • Và một phần nào đó của tải trọng tạm thời, theo tiêu chuẩn TCVN2737-1994 có quy định tải trọng tạm thời dài hạn gồm:
  • Tải trọng tác dụng ngắn hạn gồm
  • Phần còn lại của tải trọng tạm thời, theo tiêu chuẩn TCVN2737-1994 có quy định tải trọng tạm thời ngắn hạn gồm:

3. Phân biệt tải trọng tiêu chuẩn & tải trọng tính toán


Trong quá trình tính toán kết cấu, bạn sẽ gặp rất 2 khái niệm tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán. Do đó để tránh nhầm lẫn và hiểu sai về 2 khái niệm này, thì ở mục này tôi sẽ giúp bạn bóc trần toàn bộ kiến thức về 2 khái niệm này và sự khác nhau giữa chúng.

  • Tải trọng tiêu chuẩn:
  • Lấy bằng các giá trị thường gặp trong quá trình sử dụng công trình
  • Trị số này được xác định theo các số liệu thực tế, theo thống kê
  • Tải trọng tính toán:
  • Lấy bằng trị số tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số độ tin cậy
  • Tải trọng này sẽ là tải trọng chính để đưa vào tính toán, do nó có bổ sung thêm hệ số tin cậy ( hay còn gọi là hệ số vượt tải ), hệ số kể đến các trường hợp đột xuất khi tải trọng vượt quá trị số của tải trọng tiêu chuẩn gây bất lợi cho kết cấu.
  • Công thức thể hiện mối quan hệ giữa 2 loại tải trọng này:
  • Q = n.Qtc
  • Trong đó
  • Q: Là tải trọng tính toán
  • Qtc: Là tải trọng tiêu chuẩn
  • n: Là hệ số độ tin cậy hay còn gọi là hệ số vượt tải, theo TCVN2737-1995 thì n=1,1-1,3 với tải trọng thường xuyên và n=1,2-1,4 với tải trọng tạm thời.

Như vậy là tôi đã trình bày cho bạn toàn bộ các kiến thức liên quan tới tải trọng, tuy là những kiến thức cơ bản nhưng nó cũng là nền tảng để bạn đi xa hơn về nghề tính toán kết cấu.

P/S: Đừng quên share về tường facebook để lưu lại những kiến thức này khi cần.

Hẹn gặp lại bạn ở những chia sẻ tiếp theo.

About the author

Lương Trainer

Anh là Thạc Sỹ - Ksxd - Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato. Đồng thời Là nhà đào tạo có số lượng follow lớn nhất trong ngành xây dựng hiện nay, Với hơn 50.000 người Follow trên các kênh khác nhau. Cũng như sở hữu hàng chục website liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể ghé thăm anh ấy tại website http://luongtrainer.com/

Click here to add a comment

Leave a comment: