Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Xác Định Chiều Dài Tính Toán Của Cột Nhà Công Nghiệp - Kỹ Sư Kết Cấu

Xác Định Chiều Dài Tính Toán Của Cột Nhà Công Nghiệp

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.

Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Xác định chiều dài tính toán của cột nhà công nghiệp " để bạn có thể nắm được cách xác định chiều dài tính toán cột này.

Nào chúng ta bắt đầu thôi!​

1. Chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung

  • A - Với cột có tiết diện không đổi 
  • Với cột có tiết diện không đổi, đầu trên liên kết ngàm đàn hồi với xà ngang, đầu dưới liên kết với móng theo các sơ đồ khác nhau, chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung của cột lox lấy như sau: loxμl
  • Trong đó l - chiều dài hình học của cột, tính từ mặt móng đến mép dưới xà ngang, μ - hệ số quy đổi chiều dài tính toán lấy thep bảng 3.1, phụ thuộc tỉ số độ cứng đơn vị giữa xà và cột K.
  • Ở đây J ; L; J cột; h - mômen quán tính tiết diện và chiều dài lần lượt của xà và cột.
  • Khi xà ngang liên kết khớp với cột thì trong bảng 3.1 hệ số K lấy bằng 0.
  • B - Với cột bậc
  • Với cột bậc của khung nhà công nghiệp một tầng có liên kết ngàm với móng, chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung của cột được xác định riêng rẽ cho từng phần cột.
  • Các hệ số μ1, μ2 phụ thuộc vào sơ đồ liên kết ở hai đầu cột và đặc điểm của tải trọng tác dụng lên cột.
  • Giá trị hệ số μ1 cho phần cột dưới lấy phụ thuộc vào tỉ lệ cứng đơn vị của các thành phần (đoạn cột)
  • Trong đó, J1, J2 hà hd, h1 - mômen quán tính của tiết diện và chiều dài của đoạn cột dưới và đoạn cột trên; m - tỉ số lực nén tính toán trong phần cột dưới và phần cột trên.
  • Với khung một nhịp, khi đỉnh cột liên kết khớp với dàn ngang thì đỉnh cột coi như tự do, μ lấy theo giá trị cho trong bảng II.6a phụ lục II; Khi đỉnh cột liên kết cứng với dàn ngang thì coi như đỉnh cột không quay được (ngắm trượt), μ1 lấy theo giá trị trong bảng II.6b, phụ lục II.
  • Với khung nhiều nhịp, dàn liên kết khớp với cột thì đỉnh coi như tựa khớp cố định; khi dàn liên kết cứng với cột thì coi như đỉnh cột bị ngàm cứng (không quay và không di chuyển). Trong trường hợp này, hệ số μ1 xác định theo công thức:
  • Trong đó, μ12- hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung của phần cột dưới khi P1= 0; μ11- hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung của phần cột dưới khi P2= 0; ở đây P1, P2 - lực tập trung đặt tại đỉnh đoạn cột dưới, đỉnh đoạt cột trên.
  • Giá trị μ12μ11 lấy theo bảng II.7a, phụ lục II khi cột có đầu trên liên kết với rường ngang; lấy theo bảng II.7b khi có đầu trên liên kết ngàm cứng với rường ngang.
  • Hệ số chiều dài tính toán của phần cột trên μ2, trong mọi trường hợp được xác định theo công thức:
  • ​Trong trường hợp thỏa mãn điều kiện:
  • Có thể lấy trị số μ1μ2 theo bảng 3.2

2. Chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng khung

  • Chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng khung của cột (hoặc của mỗi đoạn cột) ly lấy bằng khoảng cách giữa các điểm cố định cột, không cho cột chuyển vị theo phương ngoài mặt phẳng khung.
  • Đối với phần cột dưới, đó là khoảng cách từ bản đế cột chân (mặt trên móng) đến chỗ tựa của dầm cầu trục (mép trên vai cột): l1y = hd
  • Đối với phần cột trên, l2y là khoảng cách từ mặt trên dầm cầu hãm đến hệ giằng dọc cánh dưới dàn: l2y = ht - hdct'
  • Trong đó; hdct - chiều cao dầm cầu trục

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp ích được cho công việc của bạn

P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.​

About the author

Lương Trainer

Anh là Thạc Sỹ - Ksxd - Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato. Đồng thời Là nhà đào tạo có số lượng follow lớn nhất trong ngành xây dựng hiện nay, Với hơn 50.000 người Follow trên các kênh khác nhau. Cũng như sở hữu hàng chục website liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể ghé thăm anh ấy tại website http://luongtrainer.com/

Click here to add a comment

Leave a comment: